- Back to Home »
- Chuyen van phong »
- Bệnh thường gặp ở dân văn phòng - Đau vai gáy
Đau vai gáy là căn bệnh thường gặp ở chị em văn phòng, nhưng lại bị nhiều chị em coi thường khiến cho bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đồng phục Thành Hưng IDI đã tìm hiểu một số thông tin về bệnh đau vai gáy qua một số chị em văn phòng, bạn hãy nghe và xem họ nói gì về căn bệnh này nhé.
Đau vai gáy gây cản trở công việc
Chị Nga, 38 tuổi, làm ở văn thư của một Sở trên địa bàn Hà Nội cho biết, chị có dấu hiệu đau vai gáy cách đây mấy tháng. Chị nghĩ do mình mới sinh em bé sức khỏe yếu, kết hợp với trời trở lạnh nên hiện tượng đau vai gáy là bình thường. Do vậy, chị chủ quan không đi khám, cứ để bệnh dai dẳng. Gần đây, khi thấy hiện tượng ngày càng có biểu hiện đau dữ dội, lan rộng khắp vùng gáy, cổ cứng, khó quay đi quay lại bình thường… thì chị mới đến một cơ sở khám chữa bệnh gần nhà trị liệu bằng máy. Khi thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, chị không đi khám chữa nữa.
Nhưng chỉ vài tuần sau đó, dấu hiệu đau vai gáy lại tái phát, thậm chí có dấu hiệu trầm trọng hơn thì chị mới đến bệnh viện để khám và chụp chiếu theo hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ cho biết, chứng đau vai gáy của chị do không chữa trị triệt để từ sớm nên đã dẫn đến biến chứng khiến chị bị dính khớp ổ bả vai, phải điều trị lâu dài mới hiệu quả.
Cũng như chị Nga, chị Quỳnh (35 tuổi), một kỹ sư phầm mền công nghệ thông tin của Công ty về Dầu khí chỉ đi khám cẩn thận khi bệnh đau vai gáy liên tục tái phát. Triệu chứng mà chị phải chịu trong thời gian trước đó là buổi sáng ngủ dậy thấy vùng gáy đau mỏi, tới trưa thì cổ đau, cứng khiến chị không thể quay đầu sang hai bên. Điều này làm cản trở công việc của chị rất nhiều vì chị không ngồi lâu được, phải đứng lên liên tục.
Giống như hai trường hợp trên là chị Mai Vinh (Tứ Hiệp – Thanh Trì, Hà Nội) làm biên tập viên cho một tờ báo mạng. Đặc thù công việc của chị là ngồi bên máy tính liên tục nên chị rất hay bị đau lưng, đau vai, mỏi gáy cổ, hoa mắt, chóng mặt. Gần đây, mỗi lần ngồi xuống, đứng lên chị Lộc vai rất đau, nhiều lúc bị nhói lúc đứng lên người lưng gù xuống. Chị nhanh chóng đến bệnh viện khám thì được bác sĩ kết luận mắc hội chứng đau vai gáy thông thường.
Không nên chủ quan với bệnh đau vai gáy
Theo bác sĩ Nguyễn Phương Ngọc, tại Bệnh viện Y học cổ truyền TW thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau vai như ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài, ngồi làm việc liên tục với máy tính… Những người thường xuyên nằm nghiêng, co quắp, khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm… cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy. Ngoài ra, các bệnh lý như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ… cũng có thể dẫn đến bệnh đau vai gáy.
Những bệnh nhân bị đau vai thường hay chủ quan vì cho rằng đây là căn bệnh của thời tiết. Tuy nhiên nếu căn bệnh này không chữa dẫn tới bệnh diễn biến nặng, thậm chí dính khớp. Phần lớn bệnh nhân là người thuộc giới văn phòng và thường làm các công việc phải ngồi lâu, ít vận động hoặc những người ở độ tuổi trung niên. Thông thường, từ tuổi trung niên trở đi, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên hay mắc chứng đau cổ, vai, gáy nhất. Nhưng ngày nay người trẻ tuổi mắc căn bệnh này khá nhiều vì do áp lực công việc, ít vận động nên dẫn đến căn bệnh này.
Bác sĩ Ngọc cho biết thêm các biểu hiện của bệnh đau vai thường đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng cổ, gáy, cảm giác nhức nhối khó chịu, có khi đau nhói như điện giật. Nhiều khi đau có thể lan lên mang tai, thái dương hoặc lan xuống vai, cánh tay. Nhiều trường hợp tình trạng đau vai kéo dài dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém,… ảnh hưởng lớn tới tinh thần và hiệu quả lao động.
Bên cạnh đó, thời tiết là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bị đau vai gáy hơn vì họ chủ quan cho rằng do cơ thể yếu nên bị nhiễm lạnh đột ngột làm khí huyết bị ứ trệ, giảm sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến đau.
Chính vì thế, để phòng chứng bệnh đau vai này bạn cần ý thức tới việc giữ ấm cơ thể, tránh để bị lạnh đột ngột, nhất là sáng sớm và đêm như điều kiện thời tiết gần đây. Người làm việc văn phòng nên cố gắng dành thời gian đi lại, vận động giải lao giữa giờ làm việc, cứ 45-60 phút giải lao một lần, tránh ngồi quá lâu.
Khi làm việc hay học tập cần giữ cho cơ thẳng không xiên vẹo, hay ngồi quá cao hay quá thấp. Kể cả khi ngủ cần phải dùng loại gối thích hợp (sử dụng gối thấp và chắc), nên nằm với tư thế nghiêng.
Khi bị đau người bệnh cần xoa bóp nhàng ở cổ và vai bằng dầu nóng, dán cao hoặc uống thuốc giảm đau. Bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E… cũng giúp phòng ngừa bệnh này.
Khi thấy các dấu hiệu đau vai gáy, đau cứng cổ... cần tìm tới cơ sở y tế có uy tín để chẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng. Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán bao gồm chụp X-quang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ có những điều trị kịp thời, tránh các biến chứng lâu dài